Ngày 22/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính
thức khai hỏa “chiến tranh thương mại” với Trung Quốc bằng việc ký quyết định
áp gói thuế quan trị giá 60 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với
lý do chống lại việc ăp cắp bản quyền sở hữu trí tuệ Mỹ, đồng thời hạn chế các
hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Kể từ thời điểm đó, căng thẳng thương mại
giữa hai nước có diễn biến phức tạp. Với lợi thế áp đảo về năng lực tuyên truyền
toàn cầu, Chính quyền của Tổng thống Trump đã dẫn dắt thế giới đến một niềm tin
chiến thắng như thường lệ cho nước Mỹ. Nhưng thực tế có phải vậy không?
Tổng
quan thương mại của Mỹ và Trung Quốc với toàn thế giới năm 2019
Trung
tuần tháng 1, Trung Quốc đã sớm công bố số liệu thương mại của mình.
Theo
đó, tổng kim ngạch thương mại của nước này trong năm 2019 đạt 31,54 nghìn tỷ
Nhân dân tệ (khoảng 4.578 tỷ USD) tăng 3,4% so với năm 2018 (tăng 13,5% so với
năm 2017). Trong đó, xuất khẩu đạt 17,23 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 2.471 tỷ
USD, tăng 5%), nhập khẩu đạt 14,31 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 2.106 tỷ USD,
tăng 1,6%). Với con số này, Trung Quốc tiếp tục là siêu cường số 1 thế giới về
thương mại. Thặng dư thương mại đạt 2,92 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 423,85 tỷ
USD), tăng tới 25,4% so với năm 2018 (tăng 1,7% so với năm 2017).
Đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc là EU (tổng kim ngạch
thương mại đạt 4,86 nghìn tỷ Nhân dân tệ), ASEAN vượt qua Mỹ trở thành đối tác
lớn thứ 2 (4,43 nghìn tỷ Nhân dân tệ), Mỹ tụt xuống vị trí thứ 3 với 3,73 nghìn
tỷ Nhân dân tệ). Vị trí thứ tư thuộc về Nhật Bản với 2,17 nghìn tỷ Nhân dân
tệ.
Lần
đầu tiên ghi nhận các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã vượt qua các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để trở thành bộ phận ngoại thương lớn nhất
Trung Quốc. Cụ thể, các doanh nghiệp tư nhân trong nước đóng góp 13,48 nghìn tỷ
Nhân dân tệ, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12,57
nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Số
liệu tổng hợp từ: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Số liệu năm 2017:
http://www.gov.cn/xinwen/2018-01/12/content_5255987.htm#1
- Số liệu năm 2019:
- Số liệu năm 2019:
Như
vậy, về cơ bản, sức mạnh thương mại của Trung Quốc đã vượt năm 2017 (thời điểm
trước khi chiến tranh thương mại xảy ra).
Đối với Mỹ
thì sao?
Thực tế, Mỹ không chỉ tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc
mà tăng cường gây căng thẳng trong nhiều mối quan hệ thương mại khác, nhất là đối
với các đối tác mà Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn (kể cả Việt Nam). Chính sách bảo
hộ của Chính quyền Tổng thống Donald Trump hướng đến mục tiêu làm giảm thâm hụt
thương mại của Mỹ với toàn thế giới.
Tuy nhiên, đến
thời điểm hiện tại, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ đã công bố đầy đủ số liệu thương
mại của Mỹ trong năm 2019. Và ta có thể thấy được, mục tiêu của Mỹ đã không đạt
được. Cụ thể:
Tổng kim ngạch
thương mại của Mỹ năm 2019 đạt 4.144 tỷ USD (tăng 6,6% so với năm 2017) trong
đó xuất khẩu đạt 1.645,5 nghìn tỷ USD, nhập khẩu đạt 2.498,5 nghìn tỷ USD. Các
con số thoạt nhìn có vẻ đều tăng, tuy vậy thâm hụt thương mại của Mỹ với toàn cầu
trong năm 2019 vẫn đạt tới 852,95 tỷ USD (tăng khoảng 7,5% so với mức
thâm hụt năm 2017).
Số liệu thương mại của Mỹ với thế giới năm 2017 Nguồn: Census.gov |
Số liệu thương mại của Mỹ với thế giới năm 2019 Nguồn: Census.gov |
Số liệu thương mại song phương Mỹ - Trung
Năm 2019, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 558,87 tỷ USD (giảm
khoảng 12% so với năm 2017), trong đó xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc giảm 17,9%
so với năm 2017 và nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ giảm khoảng 10,5% so
với năm 2017.
Thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc năm 2019 tuy đã giảm 7,9% so
với năm 2017. Con số này có thể có ích cho giới truyền thông thân Mỹ làm việc,
nhưng thực chất để đạt được mức thâm hụt như vậy, Mỹ đã phải chấp nhận mức giảm
xuất khẩu lớn hơn so với mức giảm nhập khẩu đối với thị trường Trung Quốc.
Số liệu thương mại của Mỹ với Trung Quốc năm 2017 Nguồn: Census.gov |
Số liệu thương mại của Mỹ với Trung Quốc năm 2019 Nguồn: Census.gov |
Xuất khẩu giảm nhiều hơn so với nhập khẩu, có thể nói Mỹ và Trung Quốc đều
không có lợi trong cuộc chiến tranh thương mại này, nhưng người dân Mỹ sẽ là
bên phải chịu thiệt thòi nhiều hơn so với đối phương.
Từ những số liệu này có thể nhận định được điều gì?
1. Cuộc chiến
tranh thương mại mà Mỹ là bên chủ động đều khiến cả hai nước không bên nào có lợi,
đây không phải là cuộc chơi có tổng bằng không, lại càng không phải là một kết
cục win-win. Nhưng các số liệu đã cho thấy, nền kinh tế Mỹ phải chịu nhiều thiệt
thòi hơn so với kinh tế Trung Quốc. Nếu phải tìm ra người thắng, kẻ bại, ở góc
độ khách quan ta có thể kết luận: Trung
Quốc đã không thua còn Mỹ thì không đạt được các mục đích của mình.
2. Thâm hụt
thương mại của Mỹ với Trung Quốc có giảm, nhưng không hề giúp nước Mỹ giảm được
mức thâm hụt với toàn cầu. Mà cuộc chiến tranh thương mại này đã tạo cơ hội cho
nhiều quốc gia khác kiếm tiền từ trong túi của nước Mỹ. Có thể ví von rằng, với
Mỹ, thâm hụt thương mại không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà chỉ
chuyển từ nước này sang các nước khác.
3. Sức mạnh
kinh tế của Trung Quốc tiếp tục được khẳng định khi số liệu kinh tế đã vượt qua
thời điểm trước “thương chiến”, các chính sách điều chỉnh, đối phó của nước này
đã có tác dụng. Thay vì tập trung vào thị trường Mỹ, Trung Quốc đã tích cực
tăng cường hợp tác với nhiều thị trường khác trên thế giới.
4. Các tuyên
bố của Tổng thống Donald Trump chưa thể trở thành hiện thực trong khi nhiệm kì của ông
chỉ còn chưa đầy một năm. Đây sẽ là một bài toán khó nếu như ông vẫn muốn tiếp
tục tranh cử. Với những diễn biến, kết quả từ hai năm căng thẳng thương mại,
nhiều khả năng “thương chiến” Mỹ - Trung sẽ giảm nhiệt và tạm lắng trong năm
2020, và nó tiếp tục diễn biến như thế nào thì cần phải chờ xem quan điểm của
nhiệm kỳ tổng thống Mỹ tiếp theo là gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét