Trận phòng ngự ở Nà Nôi - Bản Thấu (Lạng Sơn) chống quân xâm lược Trung Quốc của Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 12, Sư đoàn Bộ binh 3, Quân đoàn 14, Quân khu 1 diễn ra từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến ngày 23 tháng 2 năm 1979.
Nguồn: Cục Huấn luyện chiến đấu, Bộ Tổng Tham mưu (1991), Kinh nghiệm chiến đấu ở biên giới phía Bắc (Đại đội - Tiểu đoàn), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.5-20.
Số hóa: Chu Hoàng
_____________________
Sơ đồ mô phỏng cuộc tấn công của Trung Quốc ngày 17/2/1979, Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 18/2/1979 |
Số hóa: Chu Hoàng
_____________________
I. TÌNH HÌNH CHUNG
A - ĐỊA
HÌNH
Nơi tác chiến là vùng núi, cách mốc 14 - 15 và đường biên giới Việt Trung khoảng 2,5 ki-lô-mét về phía tây; cách thị trấn Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn khoảng 7 ki-lô-mét về phía tây bắc. Trong khu vực núi có độ cao trung bình 300-400m, phần lớn là núi đất liên tiếp, có một số núi đá ở phía đông và phía bắc.
Điểm cao 360 (3371) án ngữ trục đường từ biên giới ra đường số 4A (trong bản đồ là 1A) khống chế được trục đường đoạn phía tây và nam Bản Thấu (3472), trong tầm bắn hiệu quả của các loại súng bộ binh (500-700m) tiện cho ta dùng hỏa lực ngăn chặn địch ở các cự ly trước trận địa.
Dãy
300 (3270) kéo dài từ
Nà Nôi đến Nà Lanh
án ngữ khu ngã
tư đường 4A và đường vào xã Văn Thụ (2769) có thể khống chế 1- 2 ki-lô-mét đường 4A chạy ngang trước mặt, bảo vệ được hai bên sườn và phía sau điểm cao 360, có thể ngăn chặn được địch theo đường đánh vào xã Văn Thụ để ra đường 1B và địch tiến công theo trục đường 4A cả hai phía từ Đồng Đăng lên Na Sầm và ngược lại.
Các
điểm cao 381
(3470), 340 Khéo Kha (3670), bắc 308 (3569) có thể ngăn chặn địch vu hồi vào sườn tây bắc 360 và ngã tư Nà Lạnh đồng thời cũng ngăn chặn được địch tiến từ Na Sầm về Đồng Đăng.
Con
đường 4A từ Đồng Đăng lên Văn Lãng (Na Sầm) trải
nhựa xe cơ giới đi lại thuận tiện; đường từ mốc 15 qua Bản Thấu ra đường 4A qua Nà Lanh (3270) vào xã Văn Thụ ra đường 1B ở Lũng Uất (2371) là đường đất, xe cơ giới cơ động có khó khăn (nhất là đoạn từ Nà Lanh ra Lũng Uất); cả hai trục đường trên địch có thể dùng xe tăng để tiến công.
Ngoài
ra còn có nhiều đường mòn theo khe núi, kho suối…bộ binh tiện cơ động, giữ được bí mật.
Sông
Hang Vai bên phía tây đường
4A nhiều chỗ lội qua được, các suối khác nhỏ, ít nước, cơ động không ảnh hưởng.
Tóm lại:
địa hình
thuận lợi cho ta tổ chức các điểm tựa phòng ngự, có thể liên hoàn, đánh được
địch tiến công trên nhiều hướng và địch tiến công phải triển khai ở cánh đồng đánh lên điểm cao.
Khu vực Bản Thấu ngày nay trên Google Maps
Hơn
nữa trong
những ngày
chiến đấu có gió mùa đông bắc
kèm mưa, đường bị
lầy lội, buổi sáng thường có sương mù, quan sát bị hạn chế.
Dân
phần lớn là người Tày, Nùng, có một số người Hoa, trước ngày 16-2 đã sơ
tán, còn một số dân quân ở lại bảo lệ làng. Các xóm có một số công sự chiến đấu.
B- TÌNH HÌNH ĐỊCH
Cho
đến ngày
16-2, qua thông báo tiểu
đoàn chỉ
biết được địch tập trung quân ở sát biên giới, tiến hành làm đường cơ động cho xe cơ giới ra mốc 14-15… có thể sẽ đánh Việt Nam. Tình hình cụ thể về lực lượng, ý đồ và các công tác chuẩn bị tiến công của địch cấp trên chưa có thông báo mới nên tiểu đoàn không nắm được.
C- TÌNH HÌNH TA
1. Tiểu đoàn bộ binh 5:
Tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn 12, sư đoàn bộ binh 3, đang làm nhiệm
vụ sản xuất chuyển vào phòng ngự trên hướng Lạng Sơn từ tháng 7-1978 (đến tháng 2-1979 đã hơn
6 tháng).
Tiểu đoàn biên chế ba đại đội bộ binh và một đại đội hỏa lực. Quân số, trang bị tương đối đủ. Cán bộ đại đội, tiểu đoàn đã quan chiến đấu chống Mỹ, một số đã học ở trường Bộ và quân khu; chiến sĩ nhập ngũ năm 1978 chưa qua chiến đấu, đã qua huấn luyện cơ bản ba tháng nhưng chất lượng còn thấp.
Sau
khi vào phòng ngự,
tiểu đoàn đã tiến hành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
Về trận địa: đã làm hoàn chỉnh các công sự chiến đấu (chính và dự bị) cho bộ binh và hỏa lực, hầm ẩn nấp, nhà âm cho các tiểu đội, đường hào cơ động trong từng điểm tựa. Mức độ vững chắc của công sự chưa cao vì chỉ làm bằng gỗ đất phổ biến chịu được đạn cối 82mm. Đã đào một
hào chống tăng
(khoảng 20
mét) phía đông bắc 360 và bố trí được hai bãi mìn ở tây mốc 14,15.
Về vật chất; ngoài cơ số đạn, lương thực, thực phẩm thường xuyên, ở đại đội, tiểu đoàn còn có lượng dữ trữ vật chất từ 7 đến 15 ngày.
Về trinh sát, cảnh giới: Tiểu đoàn thường xuyên phái trinh sát tiểu đoàn, các toán tuần tiễu của hai đại đội phía trước phối hợp với dân quân và công an vũ trang bám nắm và sẵn sàng đánh địch từ khi chúng vượt biên giới.
Tổ chức thông tin liên lạc: giữa tiểu đoàn với trung đoàn và với các đại đội bằng vô tuyến điện và điện thoại (riêng đại đội 52 không có điện thoại).
2. Nhiệm vụ chiến đấu của tiểu đoàn:
Tiểu đoàn được tăng cường hai khẩu súng máy cao xạ 12,7mm, phòng ngự trên hướng thứ yếu của trung đoàn từ 300 Bản Trang (3371) đến ngầm Kheo Kha (3669), chiều sâu hết dãy 300 Nà Nôi (3270) (Rộng khoảng 4 ki-lô-mét, sâu khoảng 3 ki-lô-mét), ngăn chặn địch tiến công hướng mốc 14,15 - Bản Thấu - Nà Lanh - Văn Thụ; phối hợp với các đơn vị bạn đánh địch tiến công, bảo vệ biên giới.
Bạn trong khu vực chiến đấu có: đồn công an vũ trang ở Bản Thấu và một trung đội dân quân xã.
3. Ý định
chiến đấu của tiểu đoàn trưởng:
- Hướng
phòng ngự: Hướng chủ yếu đông và đông bắc từ mốc 14 và 15 vào 360 - Nà Lanh. Hướng thứ yếu tây bắc từ Văn Lãng - ngầm Khéo Kha - Nà Lanh.
Tổ
chức trận địa: đại đội phòng ngự điểm tựa hình thành cụm điểm tựa tiểu đoàn.
- Phương
pháp tiêu diệt địch: bám đánh địch từ xa (từ biên giới về Bản Thấu); dựa vào công sự dùng hỏa lực tiêu hao, tiêu diệt địch trước trận địa, địch đột nhập phải kiên quyết ngăn chặn, phản kích giành lại trận địa.
- Tổ
chức hỏa lực diệt địch: tiểu đoàn nắm hai khẩu cối 82mm, một khẩu DKZ và khẩu 12,7mm để chi viện chung.
- Đội
hình chiến đấu và sử dụng lực lượng: hai đại đội phòng ngự phía trước, một đại đội phòng ngự phía sau và cơ động.
4. Nhiệm vụ các phân đội:
- Đại
đội 53: được tăng cường hai khẩu 12,7mm và một khẩu DKZ, phòng ngự trên hướng chủ yếu của tiểu đoàn; bố trí ở 360 và 300 Nà Trang. Trận địa cảnh giới ở nam ngã ba Bản Thấu.
- Đại
đội 52:
phòng ngự trên hướng thứ yếu của tiểu đoàn; bố trí ở 340, bắc 308, 381.
- Đại
đội 51:
phòng ngự phía sau
và là lực lượng cơ động của tiểu đoàn.
- Hỏa
lực tiểu đoàn gồm: trung đội cối 82mm, trung đội 12,7mm, khẩu đội DKZ do tiểu đoàn 5 chi viện chung; bố trí trận địa ở tây ngã tư Nà Lanh và 300 Nà Nôi.
- Vị
trí chỉ huy tiểu đoàn: tây nam Nà Lanh.
II.
DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU
A - DIỄN BIẾN
1. Ngày 17 tháng 2 năm 1979
- 04.30: Bộ phận
tuần tiễu của đại đội 53 phát hiện bên kia mốc 15 có nhiều tiếng động và tiếng người. Anh em đang xác minh, chưa kịp báo cáo về tiểu đoàn thì vào khoảng 05.20, cùng với lúc phía Đồng Đăng có nhiều tiếng súng, pháo binh và súng cối địch đã bắn dồn dập sang ta từ hàng rào sát biên đến Nà Lầu, Bản Thấu. Đồng thời địch dùng thuốc nổ phá rào mở đường cho xe tăng, bộ binh vượt qua biên giới.
Vào thời
điểm địch nổ súng tiến công, tiểu đoàn mất liên lạc với trung đoàn (06.00 ngày cùng mới liên lạc được với trung đoàn, nhưng trong ngày 17
tháng 2
gần như độc lập chiến đấu vì sở chỉ huy trung đoàn cũng bị tiến công).
- 05.30 - 12.00: Địch vượt biên giới ở mốc 15 và mốc 14.
Tại
mốc 15, khoảng một tiểu đoàn và xe tăng vừa vượt qua biên giới đã bị tổ tuần tiễu nổ súng đánh ngay từ đầu diệt một số tên sau đó lui về Nà Lầu. Địch triển khai thành hai mũi, một mũi khoảng một đại đội cùng xe tăng tiến vào Na Lầu để lên 460 (đông Bản Thấu), một mũi tiến theo đường để vào phía nam Bản Thấu.
Tại
mốc 14, khoảng một tiểu đoàn bộ binh vượt qua biên giới, theo đường Nà Hán để đánh vào phía Bắc Bản Thấu. Mũi này không gặp lực lượng nào ngăn chặn.
Khi địch
tiến vào Nà
Lầu bị tổ tuần tiễu và trinh sát tiểu đoàn (6 đồng chí) nổ súng chặn đánh. Một số tên đi đầu bị chết, phía sau địch triển khai đội hình, dùng hỏa lực đi cùng chế áp sau đó bộ binh xung phong. Tổ trinh sát tuần tiễu bắn ngăn chặn nhưng địch đông và xung phong ào ạt nhiều mũi, anh em không chặn được phải lui về Bản Thấu cùng phối hợp với công an vũ trang, dân quân chặn địch.
Trung đội ở
trận địa cảnh giới lúc này đã chiếm lĩnh trận địa, kịp thời nổ súng phối hợp chặn được mũi tiến vào phía nam Bản Thấu. Toán tuần tiễu và trinh sát của ta bắn gần hết đạn đã phải lui về phía sau, một số chạy sang cả trận địa đại đội 52 ở 381.
Trong lúc trận địa
cảnh giới chiến đấu, đại đội 53 đã ra chiếm lĩnh trận địa, tiểu đoàn trưởng ở vị trí chỉ huy nghe súng nổ nhiều tuy không được báo cáo gì, nhưng vẫn ra lệnh cho đại đội 51 phái một trung đội và một khẩu DKZ ra tăng viện cho đại đội 53 chặn địch. Đến 12.00, địch vẫn chưa vào được Bản Thấu.
- 12.30 - 14.00: 12.00: hỏa lực đi cùng của địch bắn chế áp vào đồn công an vũ trang Bản Thấu và trận địa cảnh giới, sau đó bộ binh xung phong. Lực lượng tăng viện, công an vũ trang, trung đội cảnh giới và hỏa lực đại đội 53, cối 82mm của tiểu đoàn đã chặn đánh quyết liệt bắn cháy hai xe tăng, diệt nhiều bộ binh, đánh lui xung phong của địch.
14.00: Tiểu đoàn trưởng ra lệnh các lực lượng
trên rút về trận địa cơ bản. Địch chiếm được Bản Thấu, đưa thêm bộ binh, xe tăng vào và triển khai trận địa pháo binh ở đông Nà Lầu.
15.00: Hỏa lực
pháo binh, hỏa lực đi cùng của địch ở Bản Thấu bắn mãnh liệt vào trận địa đại đội 53 ở 360 và đại đội 51 ở Nà Lanh. Sau đó xe tăng chạy theo đường dẫn bộ binh đánh vào 360 và 300 Nà Trang.
Trong lúc xe tăng, bộ binh địch đang tiến vào trận địa của ta, hỏa lực cối 82mm của tiểu đoàn (đã cơ động lên tây nam 360) phối hợp với các loại hỏa lực của đại đội 53 (kể cả 12,7mm) bắn tập trung, mãnh liệt vào đội hình địch, bộ binh của chúng phải dừng lại, bốn xe tăng đi trước vào đến chân điểm cao (phía đông bắc) gặp hào chống tăng không tiến được, nắm thời cơ, DKZ và B41 của ta bắn cháy một xe tăng, ba chiếc khác phải lùi trở lại dùng hỏa lực bắn vào trận địa ta chi viện cho bộ binh tiếp cận.
16.00-22.00: Địch liên tiếp xung phong hai đến ba lần đều bị ta đánh lui, hỏa lực địch lại chế áp trận địa của đại đội 52, đồng thời bộ binh tiếp tục dồn lên bổ sung cho các phân đội phía trước bị tiêu hao và bám được phía dưới chân mỏm bắc 360 đến đông bắc 300 Nà Trang, tiến hành đào công sự.
Hỏa
lực cối 82mm của tiểu đoàn, cối 60mm của đại đội bắn chặn địch không cho chúng vào thêm và mở rộng.
- 24.00: Sau một đợt hỏa lực chế áp, một bộ phận địch (khoảng 20-30 tên) đột nhập được một phần mỏm bắc 360. Hỏa lực súng cối tiểu đoàn và hỏa lực của đại đội bắn ngăn chặn địch phát triển, các trung đội giữ vững trận địa còn lại.
Sau khi nắm tình hình, tiểu đoàn trưởng hạ quyết tâm dùng đại đội bộ binh 51 và đại đội bộ binh 53 phản kích khôi phục lại trận địa vào sáng 18 tháng 2 năm 1979.
2. Ngày 18 tháng 2:
- Lực
lượng phản kích cơ động của tiểu đoàn đã triển khai đội hình xong trước 05.30.
- 05.45: Thực hành phản kích. Toàn bộ hỏa lực của tiểu đoàn và hai đại đội 51, 52 bắn dồn dập vào đội hình địch trên mỏm bắc 360, quanh chân điểm cao 300 Nà Trang và 360. Sau 10 phút,
hỏa lực súng cối bắn ra ngã ba đến nam Bản Thấu, chi viện cho bộ binh xung phong:
Đại
đội 53: một trung đội (chủ yếu) đánh từ phía tây bắc lên mỏm bắc 360; một trung đội đánh theo sườn đông nam lên sườn đông bắc 360.
Đại
đội 51: một trung đội (chủ yếu) đánh theo sườn đông đến sườn bắc 300 Nà Trang, một trung đội đánh theo sườn tây đến sườn bắc 300 Nà Trang, phối hợp với đại đội 53 diệt địch ở chân hai điểm cao và hai bên trục đường.
Địch
bị đánh bất ngờ, một số bị chết một số từ mỏm bắc bỏ chạy xuống phía ngã ba, một xe tăng địch chạy lui bị tụt xuống mép đường, kíp xe mở cửa bỏ chạy cùng với các toán địch khác (xe tăng vẫn đang nổ máy, tiểu đoàn điện xin trung đoàn người lái, nhưng không có, sau phải phá). Pháo binh, súng cối địch ở Bản Thấu bắn chặn vào trận địa ta chi viện cho bộ binh tháo chạy.
Sau 20 phút chiến đấu, ta khôi phục được mỏm phía bắc, đánh bật địch khỏi chân các điểm cao, phá một xe tăng thu một số súng.
3. Từ trưa 18 tháng 2 đến 21 tháng 2:
Địch
củng cố công sự ở Bản Thấu và một số điểm cao xung quanh, tiếp tục dùng pháo binh, súng cối bắn vào trận địa của tiểu đoàn bộ binh 5, phái trinh sát luồn vào Nà Lanh nắm tình hình bị ta bắt sống một tên.
Ta: tiểu
đoàn bộ binh 5
tranh thủ củng cố công sự, bổ sung đạn dược, lương thực giải quyết thương binh tử sĩ và tích cực chuẩn bị đánh địch tiến công tiếp.
4. Ngày 22 tháng 2:
- 05.30: Pháo binh và súng cối địch ở Bản Thấu và Đồng Đăng bắn vào các trận địa phòng ngự của tiểu đoàn ở 360 - 300 Nà Nôi - Nà Lanh.
- 08.30: Địch từ
ba hướng tiến công:
Khoảng
một tiểu đoàn từ Bản Thấu đánh vào phía bắc và đông bắc 360 và 300 Nà Trang.
Khoảng
một tiểu đoàn cùng với xe tăng theo hướng 4a từ Hang Chui lên đánh vào phía đông nam
300 Nà Nôi và nam 300 Nà Trang.
Khoảng
một đại đội vu hồi theo hướng Hang Mới – Cốc Lĩnh (3170) để đánh vào phía tây nam 300 Nà Nôi (phía
sau đại đội bộ binh 51 và tiểu đoàn bộ).
Sau khi nắm tình hình, tiểu đoàn trưởng hạ quyết tâm tiêu diệt mũi vu hồi trước nên đã ra lệnh cho đại đội bộ binh 51, đại đội bộ binh 53 tích cực ngăn chặn địch, giữ vững trận địa; đại đội 52 phái một trung đội cơ động xuống Nà Lanh đánh quân vu hồi.
Đại
đội 51 và
53 đã đánh lui các đợt
xung phong của địch trên hai hướng (Bản Thấu và Nà Nôi), giữ vững trận địa.
Các phân đội trực
thuộc và chiến sĩ, cán bộ cơ quan tiểu đoàn nổ súng chặn mũi vu hồi.
Cùng thời gian trên, một trung đội của đại đội 52 (10 đồng chí) do đồng chí phó đại đội trưởng chỉ huy đã cơ động tới tây bắc Nà Lanh (32693), tiểu đoàn trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ, hiệp đồng, sau đó chỉ huy hỏa lực 12,7mm, súng cối chi viện cho trung đội của đại đội bộ binh 52 triển khai và thực hành xung phong. Địch bị đánh bất ngờ cả phía trước và bên sườn, một số tên chết tại trận, số còn lại phải bỏ chạy về Cốc Lĩnh ra đường 4A.
- 09.30 - 17.30: Sau khi không thực hiện được vu hồi, địch tập trung lực lượng tổ chức nhiều đợt xung phong lên 360 và 300 Nà Nôi – Nà
Lanh. Đại đội 53 và 51 đã đánh lui các đợt xung phong và những bộ phận nhỏ đột nhập nhưng không đủ sức
đánh bật địch khỏi các chân điểm cao.
Khoảng
17.30 địch đột nhập được vào phía đông bắc 360 và 300 Nà Trang; đông 300 Nà Nôi
– Nà Lanh; 12,7mm và đại
đội 51 phải lui về phía bên trong ngăn chặn địch phát triển; súng cối 60mm của hai đại đội, súng cối 82mm của tiểu đoàn bắn chặn ngã ba Bản Thấu và trên đường 4A (đông 300 Nà Lanh).
- 20.30: Đại đội
51 và 53 bị thương vong một số, đạn gần hết, sức chiến đấu giảm không đủ sức giữ được lâu và tổ chức phản kích. Cùng thời điểm trên, ở hướng Thâm Mô - 339 (Đồng Đăng) tiểu đoàn bộ binh 4 và 6 cũng bị địch đột nhập trận địa.
Trung đoàn ra lệnh cho tiểu đoàn bộ binh 5 lui về tuyến phòng ngự mới ở tây bắc Lũng Uất cùng các đơn vị khác giữ vững núi đá Bình Trung.
- 22.00: Tiểu đoàn trưởng tổ
chức và chỉ huy tiểu đoàn yểm hộ lẫn nhau lần lượt rời trận địa. Đến 5.00 ngày 23-2 tiểu đoàn đã về vị trí quy định được an toàn.
B - KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU
- Ngày 17 và 18 tháng 2:
Địch
bị tiêu diệt khoảng trên 200 tên. Bị bắn cháy 5 xe tăng, bị phá hủy một xe tăng.
- Ngày 22 tháng 2:
số địch bị diệt không tổng kết được.
III.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
1. Địch
tiến công ở vùng rừng núi thường: triệt để lợi dụng trục đường để cơ động, triển khai lực lượng và đột phá. Trận này địch tiến công bằng hiệp đồng binh chủng, pháo binh kết hợp với bộ binh là chính còn xe tăng do địa hình không thuận lợi thường dừng bên ngoài tầm súng chống tăng của ta (trên dưới 1000 mét) dùng hỏa lực tham gia pháo bắn chuẩn bị và chi viện cho bộ binh tiếp cận, xung phong.
- Tập
trung binh hỏa lực vào hướng và mục tiêu tiến công chủ yếu như ngày 17 tháng 2 địch sử
dụng tới một trung đoàn tăng cường và xe tăng, pháo binh để đột phá điểm tựa của đại đội 53 ở 360 hơn ta trên 12 lần; mục tiêu không quan trọng (đại đội 52 ở 381 - Khéo Kha) không tiến công chỉ dùng ít hỏa lực kiềm chế. Ngày 22 tháng 2 đã tiến công hai đại đội 51 và 53 địch sử dụng tới 3 - 4 tiểu đoàn bộ binh trên hai hướng hơn ta 4, 5-6 lần (chưa kể pháo binh và xe tăng).
- Thực
hiện phổ biến ở các cấp: tiến công chính diện kết hợp với vu hồi. Mục tiêu vu hồi thường là bên sườn, phía sau điểm tiến công, có lúc vu hồi đi trước (như mũi vu hồi của tiểu đoàn địch vào tây nam Nà Lanh ngày 22 tháng 2)
để cùng nổ súng phối hợp với chính diện; có lúc vu hồi đi cùng lúc với hướng chính diện triển khai và nổ súng sau để đánh mục tiêu bên trong (như mũi vu hồi bắc Bản Thấu của trung đoàn địch sáng 17 tháng 2).
- Dùng nhiều phân đội cỡ
đại đội, tiểu đoàn thay nhau liên tục đột phá, ban ngày không dứt điểm tiếp tục đánh ban đêm (24.00 ngày 17 -2 xung
phong và chiếm được một phần 360 của đại đội 51. Ngày 22 tháng 2 cả hai hướng lúc 17.30 vẫn tiếp tục xung phong…). Khi xung phong thất bại bám chắc ở dưới chân điểm cao, bổ sung lực lượng xung phong tiếp. Đột phá không thành công ban đêm phải dừng lại trước trận địa ta tiến hành các công tác chuẩn bị để đánh tiếp.
- Những
ngày tiến công
sau thường thay đổi cách đánh. Ngày 17 tháng 2 địch dùng xe tăng, bộ binh đột phá một hướng từ Bản Thấu vào 30 để phát triển ra ngã tư Nà Lanh đường 4A, nhưng không thành công.
Ngày 22
tháng 2
tổ chức đột phá trên hai hướng. Hướng Bản Thấu dùng ba mũi bộ binh đánh theo trục đường và phía đông bắc, tây bắc, xe tăng ở ngoài chi viện; đồng thời một hướng từ Đồng Đăng lên phối hợp, một mũi đánh vào nam Bản Trang, hai mũi khác nhau vào đại đội 51 ở 300 Nà Nôi…
2. Ta phòng ngự vùng rừng núi bố trí có trọng điểm, tập trung mọi khả năng để giữ nơi then chốt, có chiều sâu theo trục đường, thành hình vòng bảo đảm đánh được địch tiến công trên nhiều hướng, chi viện được cho nhau thuận lợi.
Tiểu
đoàn 5, theo nhiệm
vụ thì phạm vi phòng ngự rộng hơn 4 ki-lô-mét nhưng tiểu đoàn đã phán đoán đúng hướng tiến công chủ yếu của địch, đánh giá đúng địa hình, đã mạnh dạn tập trung tới hai đại đội và hỏa lực giữ điểm cao 360 và 300 Nà Nôi dọc theo trục đường Bản Thấu - Nà Lanh.
Bố
trí đội hình của tiểu đoàn tương đối chặt chẽ, phù hợp nhiệm vụ. Hai đại đội phía trước án ngữ hai trục đường; đại đội 53 hướng chủ yếu bố trí hẹp hơn đại đội 52 hướng thứ yếu, khoảng cách giữa hai đại đội gần 1 ki-lô-mét có thể chi viện cho nhau thuận lợi; đại đội 51 ở phía sau đại đội chủ yếu khoảng 1 ki-lô-mét tạo thành chiều sâu của hướng chủ yếu theo trục đường khoảng 3 ki-lô-mét địch đột phá sẽ gặp khó khăn. Hỏa lực bố trí phù hợp, ở nơi tiện cơ động, đảm bảo chi viện cho hướng chủ yếu và hướng khác. Ngoài ra, trận địa cơ bản của tiểu đoàn cách xa biên giới trên 3 ki-lô-mét. Ở ngoài tầm hỏa lực bắn trực tiếp, tránh được sức mạnh tập trung đột phá ban đầu và địch phải qua bước đánh chiếm khu Bản Thấu ít nhiều đã bị tiêu hao, bộc lộ rõ lực lượng, ý định, ta đã có thời gian cơ động lực lượng đối phó. Với cách bố trí trên, tiểu đoàn có thể ngăn chặn được địch tiến công trên ba trục đường, ba hướng và thực tế đã ngăn chặn được tiến công của hai trung đoàn địch trong sáu ngày.
3. Cách đánh trong phòng ngự:
a) Bám, nắm, đánh địch từ
xa: các đại đội phòng ngự phía trước tổ chức các toán tuần tiễu phối hợp với trinh sát của tiểu đoàn thường xuyên hoạt động ở sát biên giới (cách trận địa cơ bản khoảng hơn 2 ki-lô-mét),
khi địch vượt
biên giới tiến công, kịp thời chặn đánh từ Nà Lầu đến Bản Thấu. Trong khoảng hơn tám giờ (từ 5.30 - 14.00) địch mới tiến được khoảng 2 ki-lô-mét. Tuy kết quả còn hạn chế do tổ chức, chuẩn bị chưa chu đáo, chỉ huy chưa chặt chẽ nhưng đã tiêu hao được một số sinh lực, hạn chế được sức mạnh ban đầu và tốc độ tiến công của địch, buộc chúng bộc lộ lực lượng, ý định và tạo được thời gian cho lực lượng phòng ngự ở trận địa cơ bản triển khai, chiến đấu.
Từ
thực tế trên có thể rút ra: trên những hướng địch có thể tiến công xây dựng trước một số điểm tựa (chốt) ngăn chặn hoặc trận địa phục kích, trận địa chông mìn cạm bẫy kết hợp phá hoại và phục kích… (như phương án của tiểu đoàn 5 đã làm và có thể tổ chức thêm một hai điểm ngăn chặn nữa ở Na Hàn đến Na Ngườm); dùng 1 - 2 phân đội (trung đội) của đơn vị phòng ngự phía sau làm nòng cốt, phối hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ, làng bản chiến đấu (nếu có) tổ chức thành một bộ phận hoặc những phân đội chuyên trách, được trang bị phù hợp, có phương tiện thông tin (hoặc quy ước theo hiệp đồng) do người chỉ huy phòng ngự trực tiếp chỉ huy chiến đấu ngăn chặn địch từng bước theo ý định, kế hoạch thống nhất. Khi đã đạt được yêu cầu lui về trận địa khác hoặc làng xã, căn cứ chiến đấu tiếp tục đánh bên sườn phía sau trong quá trình chúng cơ động và tiến công vào trận địa cơ bản.
Ngoài ra, quá trình chiến đấu khi địch phải dừng lại trước trận địa ta cũng có thể sử dụng lực lượng này đánh phá quân địch chuẩn bị tiến công bằng tập kích hỏa lực, xung lực; bắn tỉa, quấy rối; phóng bom, mìn, lựu đạn… vào nơi trú quân, trận địa pháo binh, súng cối, phục kích đánh quân tiếp tế, vận chuyển…
b) Cơ
động lực
lượng từ nơi chưa bị tiến công tăng cường kịp thời cho hướng chủ yếu hoặc nơi bị uy hiếp để giữ vững trận địa.
Tiểu
đoàn 5 đã vận dụng linh hoạt những yếu tố cơ bản trong phòng ngự: công sự, hỏa lực và cơ động. Sáng 17 tháng 2 tiểu đoàn đã đưa một trung đội của đại đội 51 và một khẩu DKZ từ phía sau tăng viện cho đại đội 53 giữ vững 360; sáng 18 tháng 2 sử dụng hai trung đội của đại đội 51 phối hợp với đại đội 53 phản kích; sáng 22 tháng 2 sử dụng một trung đội của đại đội 52 hướng thứ yếu xuống chặn đánh khoảng một đại đội địch vu hồi vào tây nam Nà Lanh.
Trong các tình huống quan trọng, tiểu đoàn 5 đã cơ động lực lượng rất phù hợp, đúng thời cơ, có tác dụng quyết định đánh bại tiến công của địch.
c) Đánh quân vu hồi: Sáng 22 tháng 2 tiểu đoàn 5 sử dụng một trung đội (10 đồng chí) của đại đội 52 đã đánh bại mũi vu hồi của khoảng một đại đội bộ binh địch ở tây nam Nà Lanh. Tiểu đoàn sử dụng lực lượng không nhiều (quân số ít hơn địch 8 đến 10 lần) nhưng do đã phát hiện sớm, kịp điều động lực lượng (cách 3 ki-lô-mét) bố trí xong trước khi địch tới, phối hợp được với bộ phận đang phòng ngự, chủ động nổ súng tiến công. Địch bị mất yếu tố bí mật, bất ngờ, xa chủ lực bị tiêu diệt một bộ phận, ý định bị bại lộ…đã phải tháo chạy.
Do vậy,
để đánh thắng quân vu hồi, khi tổ chức chiến đấu cần phán đoán được hướng và khả năng vu hồi của địch mà tiến hành các biện pháp chuẩn bị từ trước cho trận đánh như chuẩn bị trận địa, lực lượng, tổ chức mạng lưới trinh sát, quan sát thông báo lực lượng, đường cơ động của địch… Cách đánh tốt nhất là: phối hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ, làng xã chiến đấu hoặc phân công cho địa phương phụ trách đánh tiêu hao địch ngay từ lúc chúng xuất phát hoặc đang cơ động và trước khi chúng tới mục tiêu ta cơ động lực lượng tới tiêu diệt chúng ở nơi đã chuẩn bị.
d) Phản
kích khôi phục trận địa đúng thời cơ, tổ chức chỉ huy chặt chẽ, hành động kiên quyết. Nửa đêm 17 tháng 2, địch đột nhật đông bắc điểm tựa 360; 05.45 ngày 18 tháng 2, tiểu đoàn 5 đã thực hành phản kích, sau 20 phút chiến đấu đã khôi phục trận địa và đánh bật quân địch bám chân các điểm cao hai bên trục đường; tiếp tục phòng ngự giữ thêm năm ngày nữa; khi có lệnh (đêm 22 tháng 2) mới rút về tuyến mới.
Nguyên nhân phản
kích thắng lợi
do chỉ huy nắm
đúng thời cơ lúc địch
mới đột
nhập đã bị chặn lại;
lực lượng
còn ít (cả trên và dưới
chân điểm cao khoảng
một đại đội đã bị
tiêu hao); đứng chân chưa vững, đang củng
cố công sự; lực lượng
phía sau chưa kịp
lên… tiểu đoàn hạ
quyết tâm kịp
thời, xác định
mục đích, cách đánh phù hợp với khả
năng, chủ động,
sử dụng
tập trung lực lượng của bản thân đơn vị trội hơn địch
(gồm 4-5 trung đội của hai đại đội 51 và 53 cùng toàn bộ hỏa lực của các đại đội và tiểu
đoàn); tiến hành các công tác tổ chức nhanh; giữ được bí mật khi
cơ động
triển khai đội
hình chiến đấu;
nổ súng bất
ngờ; chỉ
huy kiên quyết, linh hoạt;
phân đội chiến đấu dũng cảm,
hiệp đồng
chặt chẽ giữa các bộ phận hỏa lực, cơ động và phòng ngự.
Các mũi tiến công của bộ binh đã lợi dụng kết
quả của hỏa lực
áp chế, mũi chủ yếu thực
hiện đánh vào bên sườn đội hình địch
đột nhập đồng thời
các mũi khác từ trên cao đánh xuống
chân điểm cao, ở
hai bên đường tạo
thành thế bao vây chia cắt để tiêu diệt từng bộ phận và buộc
chúng phải tháo chạy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét