Số
liệu được công bố trong Sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2019, bản dịch của
Thông tấn xã Việt Nam.
_________________________________
Từ khi cải cách mở cửa đến nay, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã trải qua quá trình phát triển từ đầu tư mang tính duy trì đến tăng lên ở mức hợp lý, nhìn chung duy trì đà tăng thích hợp và phối hợp đồng bộ với nền kinh tế và chi tiêu ngân sách quốc gia. Tỷ lệ chi tiêu quốc phòng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm từ 5,43% mức cao nhất vào năm 1979 xuống còn 1,26% năm 2017, và luôn duy trì ở mức dưới 2% trong gần 30 năm qua. Năm 1979, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc chiếm 17,37% chi tiêu ngân sách, năm 2017 là 5,14%, giảm hơn 12 điểm phần trăm, có xu thế chung là giảm rõ rệt.
Từ khi cải cách mở cửa đến nay, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã trải qua quá trình phát triển từ đầu tư mang tính duy trì đến tăng lên ở mức hợp lý, nhìn chung duy trì đà tăng thích hợp và phối hợp đồng bộ với nền kinh tế và chi tiêu ngân sách quốc gia. Tỷ lệ chi tiêu quốc phòng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm từ 5,43% mức cao nhất vào năm 1979 xuống còn 1,26% năm 2017, và luôn duy trì ở mức dưới 2% trong gần 30 năm qua. Năm 1979, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc chiếm 17,37% chi tiêu ngân sách, năm 2017 là 5,14%, giảm hơn 12 điểm phần trăm, có xu thế chung là giảm rõ rệt.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc từ năm 2012 đến nay
Bước
vào thời đại mới, giống với tiến trình hiện đại hóa đất nước, Trung Quốc đã tập
trung xây dựng quốc phòng và quân đội mạnh tương xứng với vị thế quốc tế, phù hợp
với lợi ích an ninh và phát triển, thu hẹp hơn nữa khoảng cách với trình độ
quân sự tiên tiến của các nước trên thế giới, giải quyết vấn đề quân đội chưa đủ
khả năng thực hiện chiến tranh hiện đại hóa, quy mô ngân sách quốc phòng của
Trung Quốc duy trì đà tăng ổn định, kết cấu chi tiêu tiếp tục được tối ưu hóa.
Ngân
sách quốc phòng của Trung Quốc được chia theo mục đích sử dụng, chủ yếu bao gồm
sinh hoạt phí của nhân viên, kinh phí duy trì huấn luyện và kinh phí mua sắm
trang thiết bị. Sinh hoạt phí của nhân viên được chi cho sĩ quan, cán bộ dân sự,
binh lính và các nhân viên không chuyên trách, cũng như tiền lương, trợ cấp, ăn
uống, quần áo tư trang, bảo hiểm, phúc lợi… của các cán bộ nghỉ hưu. Kinh phí
duy trì huấn luyện được dùng cho việc huấn luyện binh lính, đào tạo trong các nhà
trường và học viện, duy trì việc xây dựng các công trình cũng như chi tiêu cho
cuộc sống hàng ngày khác. Kinh phí mua sắm trang bị được dùng vào việc nghiên cứu,
thử nghiệm, mua sắm, bảo trì, vận chuyển, lưu trữ trang thiết bị vũ khí. Phạm
vi bảo đảm của ngân sách quốc phòng bao gồm lượng lực tại ngũ, lực lượng dự bị,
lực lượng dân quân…
Ngân
sách quốc phòng tăng từ năm 2012 đến nay chủ yếu được sử dụng để: (1) Thích ứng
với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nâng cao và cải thiện phúc lợi, mức
đãi ngộ và mức sống của sĩ quan, thực hiện cơ chế tăng lương định kỳ cho sĩ
quan, tiếp tục cải thiện điều kiện công tác, huấn luyện và bảo đảm mức sống cho
các lực lượng ở cấp cơ sở. (2) Tăng đầu tư vào trang thiết bị vũ khí, loại bỏ
và thay mới một phần các trang thiết bị lạc hậu, nâng cấp và cải tạo trang thiết
bị cũ, nghiên cứu phát triển và mua các trang thiết bị mới như tàu sân bay, máy
bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo và xe tăng chủ lực, từng bước nâng cao mức độ hiện
đại hóa trang thiết bị vũ khí. (3) Đi sâu cải cách quốc phòng và quân đội, bảo
đảm việc cải cách cơ chế chỉ huy lãnh đạo, kết cấu quy mô lực lượng và biên chế
lực lượng, chế độ chính sách quân sự của quân đội. (4) Bảo đảm huấn luyện cho
chiến đấu thực tế, huấn luyện chiến lược, huấn luyện chung ở vùng tác chiến, huấn
luyện lực lượng ở các quân binh chủng…, tăng cường xây dựng các điều kiện huấn
luyện được mô phỏng hóa, mạng lưới hóa, có tính đối kháng. (5) Bảo đảm nhiệm vụ
quân sự đa dạng hóa, bảo đảm các hoạt động như gìn giữ hòa bình, hàng hải, cứu
trợ nhân đạo, cứu hộ cứu nạn…
Từ
năm 2012-2017, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng từ 669,192 tỷ nhân
dân tệ lên 1.043,237 tỷ nhân dân tệ. Trung bình hàng năm, GDP của Trung Quốc đều
tăng 9,04%, chi tiêu ngân sách tăng 10,43%, ngân sách quốc phòng tăng 9,42%,
ngân sách quốc phòng chiếm bình quân 1,28% GDP, duy trì đà tăng phù hợp với chi
tiêu ngân sách.
Ngân
sách quốc phòng của Trung Quốc thực hiện cơ chế phân bổ tài chính và quản lý
ngân sách chặt chẽ. Việc sử dụng các khoản chi tiêu quốc phòng phải dựa theo
nhu cầu, kế hoạch, căn cứ theo thu nhập để tính toán thu chi, tăng cường quản
lý tập trung, trù tính lượng tồn kho và tăng thêm, từng bước thúc đẩy việc quản
lý có hiệu quả ngân sách quốc phòng, thúc đẩy việc cải cách và quản lý có hiệu
quả chi tiêu quân sự. Cải cách và tăng cường quản lý ngân sách, đi sâu cải cách
cơ chế thu chi tập trung vốn của quân đội, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tiêu chuẩn
hóa kinh phí, hoàn thiện biện pháp quản lý tiền và tài sản của quân đội.
So sánh với ngân sách quốc phòng các nước
Trong
các nước có chi tiêu quốc phòng cao nhất thế giới năm 2017, chi tiêu quốc phòng
của Trung Quốc ở mức tương đối thấp cả về tỷ lệ trong GDP và chi tiêu ngân sách
hay mức bình quân đầu người của người dân và binh sĩ.
Trung
Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Quy mô của ngân sách quốc
phòng của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới là do yêu cầu quốc phòng, quy mô nền
kinh tế, chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự quyết định. Xét về tổng mức chi
tiêu, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc năm 2017 vẫn chưa bằng 1/4 của Mỹ.
Từ góc độ chi tiêu quốc phòng chiếm trong GDP
cho thấy từ năm 2012-2017, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đều chiếm khoảng
1,3% GDP, Mỹ khoảng 3,5%, Nga khoảng 4,4%, Ấn Độ khoảng 2,5%, Anh khoảng 2%,
Pháp khoảng 2,3%, Nhật Bản 1%, Đức 1,2%. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đứng
thứ 6 trong GDP các nước có chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới, là nước thấp
nhất trong các Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tỷ trọng chi tiêu quốc phòng/chi tiêu ngân sách cho thấy trong giai đoạn
2012-2017, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc chiếm khoảng 5,3%, Mỹ khoảng
9,8%, Nga khoảng 12,4%, Ấn Độ khoảng 9,1%, Anh khoảng 4,7%, Pháp khoảng 4%, Nhật
Bản khoảng 2,5%, Đức khoảng 2,8%. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc chiếm tỷ
trọng đứng thứ 4 trong chi tiêu ngân sách.
Từ
mức chi tiêu quốc phòng bình quân đầu người cho thấy chi tiêu quốc phòng bình
quân đầu người của người Trung Quốc năm 2017 là 750 nhân dân tệ, tương đương với
5% của Mỹ, 25% của Nga, 231% của Ấn Độ, 13% của Anh, 16% của Pháp, 29% của Nhật
Bản, 20% của Đức. Chi tiêu quốc phòng bình quân đầu người của quân nhân Trung
Quốc là 521.600 nhân dân tệ, tương đương với khoảng 15% của Mỹ, 119% của Nga,
166% của Ấn Độ, 27% của Anh, 38% của Pháp, 35% của Nhật Bản, 30% của Đức. Chi
tiêu quốc phòng bình quân đầu người của người Trung Quốc đứng thứ 7, chi tiêu
quốc phòng bình quân đầu người của quân nhân đứng thứ 6.
Trung
Quốc kiên trì thực hiện cơ chế báo cáo và công bố ngân sách quốc phòng. Từ năm
1978 đến nay, hàng năm Chính phủ Trung Quốc đều trình báo cáo ngân sách tài
chính lên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, và công bố tổng ngân sách quốc
phòng hàng năm với bên ngoài. Năm 1995, Trung Quốc đã công bố Sách Trắng về kiểm
soát vũ trang và giải trừ quân bị, công bố tình hình ngân sách quốc phòng với
bên ngoài. Từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc đã tham gia cơ chế minh bạch ngân
sách quốc phòng của Liên hợp quốc, hàng năm đều nộp số liệu cơ bản của ngân
sách quốc phòng lên Liên hợp quốc, dựa theo các lực lượng tại ngũ, lực lượng dự
bị, lực lượng dân quân…, để nộp mức chi tiêu của chi phí sinh hoạt, duy trì huấn
luyện, trang bị và tổng ngân sách quốc phòng, đồng thời chứng minh mục đích sử
dụng chủ yếu của ngân sách quốc phòng Trung Quốc và tỷ trọng ngân sách quốc
phòng trong GDP.
Nhìn
chung, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc công khai và minh bạch, mức chi tiêu
hợp lý và vừa phải, so với các nước chủ yếu trên thế giới, tỷ trọng ngân sách
quốc phòng trong GDP và chi tiêu ngân sách, ngân sách quốc phòng bình quân đầu
người của Trung Quốc là khá thấp. Trung Quốc là nước lớn duy nhất trên thế giới
chưa thực hiện thống nhất hoàn toàn, là một trong những quốc gia có tình hình
an ninh xung quanh phức tạp nhất trên thế giới, việc bảo vệ chủ quyền quốc gia,
toàn vẹn lãnh thổ, quyền lợi biển… đối diện với những thách thức nghiêm trọng.
Trung Quốc ngày càng tiến gần đến trung tâm của vũ đài thế giới, sự mong đợi của
cộng đồng quốc tế đối với việc quân đội Trung Quốc mang đến sản phẩm công cũng
ngày càng tăng lên. Quân đội Trung Quốc đang ở giai đoạn chuyển đổi sang thông
tin hóa, nhiệm vụ thích ứng với xu thế phát triển của cách mạng quân sự mới trên
thế giới, thúc đẩy cải cách quân đội đặc sắc Trung Quốc là rất nặng nề. Chi
tiêu quốc phòng của Trung Quốc vẫn có sự chênh lệch khá lớn so với yêu cầu bảo
đảm chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của đất nước, thực hiện trách nhiệm
và nghĩa vụ quốc tế của nước lớn, xây dựng và phát triển trong nước. Chi tiêu
quốc phòng của Trung Quốc sẽ phối hợp hài hòa với mức độ phát triển kinh tế đất
nước, và tiếp tục duy trì mức tăng thích hợp và ổn định.
Biên tập: Chu Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét