Người theo dõi

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Dấu ấn ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 90 năm qua

1. Kết nối với quốc tế cộng sản, với nhân dân quốc tế (kể cả ở chính quốc thực dân), với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Quốc tế hoá phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc nhưng vẫn đảm bảo tính dân tộc của phong trào cách mạng trong nước. Sự ủng hộ của quốc tế góp phần quan trọng cho sự thành công của cách mạng Việt Nam các giai đoạn sau đó. 
2. Khéo léo tận dụng thời cơ, tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài để tổ chức thành công Cách mạng tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. 
3. Ngoại giao mềm mỏng, linh hoạt giúp đất nước thoát khỏi tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" sau Cách mạng tháng Tám. Tạo điều kiện đuổi được 20 vạn quân Tưởng ra khỏi lãnh thổ, hoà hoãn, kéo dài thời gian với Pháp để Chính quyền Cách mạng có đủ thời gian chuẩn bị kháng chiến. 
4. Giải quyết được những vướng mắc trong quan hệ của cách mạng Việt Nam với quốc tế cộng sản. Khai thông quan hệ ngoại giao với các nước Xã hội chủ nghĩa và các quốc gia thân thiện khác. 
5. Đạt được một số thành quả nhất định sau đàm phán Genève, tạm thời đảm bảo được độc lập của một nửa đất nước, tạo tiền đề tiến đến thống nhất nền độc lập. 
Kết quả hình ảnh cho Đảng Cộng sản Việt Nam"
6. Tiếp tục cải thiện, mở rộng quan hệ với cộng đồng quốc tế, thậm chí là ngay trong lòng nước Mỹ, tìm kiếm được sự ủng hộ to lớn của thế giới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của đất nước. 
7. Điều hoà được mối quan hệ Xô-Trung mặc cho hai nước này bắt đầu gia tăng mâu thuẫn từ những năm 60 thế kỉ XX. Căng thẳng giữa hai nước này không ảnh hưởng nhiều đến việc ủng hộ Việt Nam kháng chiến. Đây là một thành quả ngoại giao rất đặc biệt của Việt Nam. 
8. Kiên nhẫn, từng bước phá vây ngoại giao sau vấn đề Campuchia. Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới, đường lối ngoại giao của Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh, đặt nền móng cho nền ngoại giao đa dạng hoá, đa phương hoá. Làm cho thế giới thấy được một Việt Nam thiện chí vì hoà bình, khác với những tuyên bố, tuyên truyền của các thế lực thù địch trước đó. Giải quyết ổn thoả vấn đề Campuchia, đưa Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với toàn cầu. 
9. Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, Mỹ; mở rộng và tăng cường quan hệ với các quốc gia, tổ chức ở khu vực và trên toàn thế giới. Từ "muốn làm bạn" đến "sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy" và rồi là thành viên có trách nhiệm của thế giới. Ngoại giao Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích cho đất nước, phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ xa, từ sớm mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng quốc tế. 
10. Thúc đẩy nền ngoại giao đa dạng hoá, đa phương hoá nhưng có trọng tâm, trọng điểm. Cân bằng quan hệ với các nhóm đối tác, từ nước lớn đến các nước nghèo khó xa xôi. Đưa hình ảnh Việt Nam thân thiện, có trách nhiệm ra thế giới. Quá trình hội nhập của Việt Nam nhất quán "hoà nhập chứ không hoà tan", thực hiện linh hoạt quan điểm "đối tác-đối tượng". 
11. Đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy đối ngoại đa phương của các tổ chức khu vực, quốc tế mà Việt Nam có tham gia. Từ một nước nhận nhiều sự hỗ trợ, Việt Nam đang trở thành một quốc gia có trách nhiệm, hỗ trợ, giúp đỡ tích cực cho các quốc gia yếu thế hơn. 
12. Đưa Việt Nam trở thành cầu nối giải quyết các mâu thuẫn giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế. Góp phần xây dựng hình ảnh một Việt Nam phấn đấu vì hoà bình, thịnh vượng.
Hoàng Hải, Cử nhân Khoa học Lịch sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét